Bắt Chiếc hay Bắt Chước? Từ nào là từ đúng chính tả tiếng Việt? Một lỗi dùng sai từ rất phổ biến của người dân Việt ta. Tìm hiểu ngay!
Nước ta có 64 tỉnh thành được phân hoá thành 3 vùng miền Bắc, Trung và Nam. Chính vì vậy, sự khác biệt trong cách phát âm của các vùng cũng đã khiến nhiều âm ngữ bị sai lệch. Chẳng hạn như Bắt Chiếc hay Bắt Chước? Hãy cùng Antimatter.vn khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Bắt Chiếc hay Bắt Chước từ nào chính xác?
Theo từ điển tiếng Việt, từ chính xác là từ Bắt Chước.
Bắt Chiếc là gì?
Bắt Chiếc là một từ SAI chính tả. Để sử dụng được thì bạn hãy tách chúng ra và ghép với những từ khác để tạo thành câu có ý nghĩa.
Bạn hãy tham khảo ý nghĩa của từng tiếng đơn trong đó như dưới đây:
Nghĩa của từ “Bắt”:
- Là hành động nắm lại, giữ lại không cho hoạt động tự do: bắt sâu, bắt kẻ trộm, bắt chuột, săn bắt,…
- Là hình thức tiếp nhận, thu lấy đồ từ nơi khác đến: bắt sóng, bắt wifi, bắt gọn quả bóng,….
- Hành động bám chặt hay bị tác động trực tiếp vào: bắt nắng, bắt bụi, lửa bắt mái nhà tranh,…
- Phát hiện ra những lỗi sai: bắt lỗi, bắt quả tang,…
- Ép buộc người khác phải làm việc gì đó, không cho phép làm khác đi: bắt buộc, bắt phải làm, bắt cô ta phải suy nghĩ,..
- Gắn khớp vào với nhau: gắn đinh ốc, bắt chặt ốc vít,…
- Nối thêm vào hệ thống đã có sẵn: bắt vòi nước, bắt dây điện, bắt liên lạc,…
Nghĩa của từ “Chiếc”: danh từ để chỉ vật thường có đôi nhưng lại lẻ loi: chiếc dép, chiếc đũa, chiếc giày,…
- Chỉ một số vật dụng, phương tiện vận tải như chiếc ô tô, chiếc thuyền, chiếc máy bay,…
Ví dụ cụ thể:
- Buổi sáng, trong những bụi cây các chú chim đã chăm chỉ vạch lá bắt sâu.
- Hôm nay, bên VNPT sẽ tới nhà để bắt wifi cho mọi thành viên sử dụng.
- Sau các bước dưỡng da, nếu không che chắn cẩn thận da sẽ rất dễ bắt nắng.
- Sau nhiều ngày ăn trộm gà, hôm nay thằng Hiếu đã bị bắt quả tang tại trận.
- Khi tháo ống nước ra, lúc lắp lại nhớ bắt chặt đinh vít để tạo độ chắc chắn.
- “Chiếc thuyền ngoài xa” là tác phẩm truyện ngắn bất hủ của nhà văn Phạm Minh Châu.
- Chiếc ô tô Lamborghini là mơ ước của bao nhiêu người.
Bắt chước là gì?
“Bắt chước là động từ chỉ hành động cố tình làm giống người khác, làm theo hành động của người khác một cách máy móc.”
Ví dụ:
- Lúc em bé được 1 tuổi, chúng thường hay bắt chước người lớn để học nói.
- Con vẹt sẽ bắt chước những gì mà chủ nhân đã dạy nó.
Hậu quả khi nhầm lẫn từ Bắt Chiếc và Bắt Chước
Bắt chiếc là từ không có trong từ điển, đây là cách nói địa phương hoá của từ Bắt chước, do có nhiều người sử dụng mà chúng đã trở thành thói quen.
Bắt chước là hành động không được ngợi khen bởi đây thực chất là copy của người khác. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách copy một cách sáng tạo thì chúng vẫn sẽ được đánh giá cao và đem lại hiệu quả lớn.
Khi sử dụng không đúng 2 từ ngữ này sẽ khiến người đọc không hiểu ý nghĩa và cảm thấy khó chịu với câu nói của bạn. Chúng ta hãy biết cách phân biệt rõ ràng 2 từ ngữ này để có thể diễn đạt ý câu từ hiệu quả nhất.
Ví dụ: “Con Nga cứ bắt chiếc mua đồ giống y chang tao”
-> Phân tích ví dụ:
Bắt chiếc là một từ ngữ sai và không hề có nghĩa. Chiếc được hiểu thành nhiều nghĩa khác nhau như chiếc lược, chiếc đũa, chiếc dép,… Khi ghép vô câu chúng ta sẽ thấy vô nghĩa và thậm chí còn buồn cười.
Từ chính xác ở đây là từ Bắt chước. Câu văn nói tới hành động con bé Nga thấy người khác có gì đẹp thì đều mua y chang để mặc giống cho cùng phong cách. Nga không có mắt thẩm mĩ riêng cho mình mà chỉ mua đồ theo người khác khi thấy họ đã mặc.
Có thể bạn sẽ thích:
Thông qua bài viết bạn đã biết được giữa hai từ Bắt Chiếc hay Bắt Chước từ nào là đúng chính tả. Hãy cố gắng rèn luyện ngôn ngữ của mình để trở thành người am hiểu tiếng Việt. Đồng thời, sử dụng chúng vào đúng mục đích mà bạn mong muốn.