Hằng ngày và Hàng ngày từ nào mới chính xác? Bạn có đang thật sự hiểu rõ nghĩa của hai từ này chưa? Tìm hiểu qua phân tích và ví dụ trong bài
Từ ngữ tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên với sự phong phú ấy đã đem đến cho chúng ta không ít khó khăn khi sử dụng từ ngữ. Có những từ ngữ khá giống nhau, chỉ khác nhau một chữ cái, nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác nhau.
Hãy thử xem lại vấn đề của bài viết này!
Thường ngày chúng ta thường sử dụng hai từ này như hai từ đồng nghĩa. Nhưng liệu có đúng “hằng ngày” và “hàng ngày” là hai từ đồng nghĩa hay không. Hay là do chúng ta đang hiểu sai về chúng. Để hiểu rõ nghĩa của hai từ này, chúng ta sẽ cùng đi phân tích một cách kỹ lưỡng trong bài viết này nhé.
Hằng ngày và Hàng ngày, có phải từ đồng nghĩa?
Hằng ngày và hàng ngày, thoạt nhìn và nghe chắc có lẽ chúng ta sẽ nghĩ rằng chúng mang ý nghĩa giống nhau. Nhưng rất tiếc mình phải nói với các bạn rằng:
Hằng ngày và Hàng ngày là hai từ đúng và có ý nghĩa khác nhau.
Hằng Ngày có nghĩa là gì?
Hằng ngày là một khoảng thời gian 24 giờ lặp đi lặp lại. Hay còn được hiểu là ngày này sang ngày khác.
- Hằng (Phụ từ): là từ biểu thị tính lặp đi lặp lại một cách định kì theo từng đơn vị thời gian được nói đến.
- Ngày (danh từ): Khoảng thời gian Trái Đất tự quay mình một vòng là 24 giờ.
Ví dụ: Hằng ngày, tôi đều chạy chiếc xe đạp màu xanh của tôi đến trường.
→ Ý câu này muốn chỉ đến, đó là: Mỗi ngày, đều lặp đi lặp lại việc cậu bé đến trường bằng chiếc xe đạp màu xanh.
Hàng Ngày có nghĩa là gì?
Hàng ngày có nghĩa là số lượng nhiều ngày và không chính xác được cụ thể con số là bao nhiêu. Đôi lúc nó cũng được hiểu là cả ngày.
Từ “Hàng“ có rất nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên ở đây nó có nghĩa là:
- Hàng (Phụ từ): từ biểu thị số lượng nhiều nhưng không xác định và đơn vị tính là điều được nói đến.
Ví dụ: Cậu bé chờ đợi món bưu phẩm của cậu ấy hàng ngày.
→ Ý câu này muốn nòi đến việc cậu bé cũng chờ đợi đợi món bưu phẩm cả ngày.
Nguyên nhân gây hiểu nhầm nghĩa của hai từ “Hằng ngày” và “Hàng ngày”.
Đầu tiên, hai từ này khi viết hoặc nói thì khá giống nhau. Dẫn đến khiến chúng ta hiểu nhầm rằng đây là hai từ có nghĩa giống nhau. Và rồi chúng ta sử dụng chúng như hai từ đồng nghĩa, dùng từ nào cũng được.
Bên cạnh đó nghĩa của chúng không quá rạch ròi. Và chúng ta cũng không hiểu rõ về nghĩa của chúng. Đây là một thiếu sót dẫn đến việc dùng sai nghĩa của từ.
Để giúp bạn tránh sử dụng sai từ “Hằng ngày” và “Hàng ngày”.
Sau đây là một số cách để phân biệt và ví dụ về từ “Hằng” và “Hàng”. Đây là mấu chốt của sự nhầm lẫn trên.
+ Một số từ được ghép với từ “Hằng”: hằng ngày, hằng tháng, hằng năm, hằng ha sa số, hằng tinh, hằng số, hằng đẳng thức,…
Ví dụ: Hằng năm, quê tôi đều tổ chức lễ hội để chào đón mùa xuân.
→ Ý câu này muốn chỉ đến, đó là: Mỗi năm một lần, đều lặp đi lặp lại việc quê tôi tổ chức lễ hội để chào đón mùa xuân.
+ Một số từ được ghép với từ “Hàng” như: hàng đống tài liệu, hàng đống công việc, hàng tháng trời, hàng hóa, hàng chợ, hàng hiệu, hàng chiến lược, hàng binh…
Ví dụ: Với hàng đống công việc như thế này, có lẽ để hoàn thành chúng, Lan phải làm trong hàng tháng trời.
→ Câu này ý muốn nói đến: Công việc rất rất nhiều, và để hoàn thành chúng thì Lan phải làm rất lâu. Có thể mấy tháng mới có thể làm xong, nhưng không thể xác định được là bao nhiêu tháng.
Xem thêm:
- Nói suôn hay Nói suông đúng?
- Tri thức hay Trí thức đúng?
- Vẽ tranh gia đình hạnh phúc
- Từ láy và Từ ghép là gì?
Kết luận
Với bài viết này, chúng ta đã biết chắc rằng hằng ngày và hàng ngày không phải là hai từ đồng nghĩa. Và qua bài viết này, chúng ta đã hiểu rõ hơn về nghĩa cũng như cách dùng hai từ này.
Hi vọng bài này đã cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích đến với các bạn. Mình mong rằng, bài viết đã một phần nào đó cải thiện và nâng cao vốn từ ngữ của bạn.
Để nâng cao vốn từ và hiểu sắc hơn ngữ nghĩa của từ cũng như những kinh nghiệm sống hay, sống tốt, bạn nhớ thường xuyên truy cập vào AntiMatter.vn nhé. Chúc bạn một ngày an lành và vui vẻ!