Tiếng Việt của chúng ta không chỉ có cấu trúc ngữ pháp phức tạp mà thậm chí đến ngôn từ cũng phong phú không kém. Chính vì thế mà không ít người Việt bản địa rất đau đầu vì luôn mắc những lỗi sai chính tả không đáng có.
Nhiều độc giả đặt câu hỏi với tôi: “Lãng mạng hay Lãng mạn mới là từ đúng?” Tôi đoán rằng rất nhiều bạn cũng cùng suy nghĩ và câu hỏi như trên đúng không? Vậy thì hãy bắt đầu đọc bài viết hôm nay thôi nào.
1. Lãng mạn và Lãng mạng, đâu là từ chính xác?
Hãy dành cho mình một ít phút để đưa ra một đáp án mà bạn nghĩ là chính xác nhé. Thật khó để phân biệt được giữa lãng mạn và lãng mạng thì từ đúng chính tả và có nghĩa chính xác là từ nào đúng không?
Đáp án đúng cho câu hỏi này, đó chính là lãng mạn.
Vậy làm thế nào để biết được đâu là từ có nghĩa? Chúng ta sẽ lần lượt điểm qua các phần tiếp theo nhé.
1. Lãng mạn là gì?
Lãng mạn là một tính từ. Chúng ta có lãng mạng với nghĩa ám chỉ một sự mơ mộng, một lý tưởng được thực hiện hóa.
Lãng mạn là từ đúng chính tả, được ghép bởi hai từ Hán có nghĩa: Lãng và Mạn
- Lãng chỉ một sự vật, hiện tượng bao la, bát ngát, rộng lớn đến vô cùng.
- Mạn cũng có nghĩa là mênh mông, dài rộng. Thường chỉ tính chất của một sự vật, hiện tượng.
Ví dụ 1: Sau hơn một tháng chuẩn bị, chàng trai đã có một buổi cầu hôn bạn gái cực kỳ ấm cúng và lãng mạn.
→ Câu này có nghĩa là: Chàng trai đã cầu hôn cô gái bằng một buổi tối ấm áp và tuyệt vời như trong mơ.
Ví dụ 2: Chàng trai và cô gái nắm tay nhau, dạo bước dưới một khung cảnh vô cùng lãng mạn.
→ Câu này có nghĩa là: Chàng trai và cô gái đang đi dạo và ngắm một khung cảnh đẹp như trong mơ.
2. Lãng mạng là gì?
Lãng mạng hoàn toàn không có nghĩa và từ này không được định nghĩa trong từ điển tiếng việt.
- Lãng chỉ một sự vật, hiện tượng bao la, bát ngát, rộng lớn đến vô cùng.
- Mạng có nghĩa là mệnh. Tức là đang ám chỉ về con người.
Khi ghép lại ta được: “Con người thật bao la, rộng lớn” nghe thật vô lý đúng không?
II. Những nguyên nhân dẫn đến lỗi sai lãng mạn và lãng mạng là gì?
Thứ nhất, lỗi sai này xuất phát từ việc rất nhiều người phát âm chưa chuẩn và chưa chính xác vần “ang” và “an”. Điều đó đã khiến cho không ít người nhầm lẫn ngớ ngẩn giữa lãng mạn và lãng mạng.
Thứ hai, giọng vùng miền cũng khiến chúng ta mắc lỗi phân biệt giữa lãng mạng và lãng mạn. Bời vì, mọi người thường viết chữ theo đúng với cách mà họ đọc.
Cuối cùng, trong quá trình học từ, chúng ta ít quan tâm đến nghĩa gốc của từng từ được ghép. Chính vì vậy mà việc sai lỗi chính tả ở từ lãng mạn là thường xuyên xảy ra.
Có thể bạn muốn tham khảo:
III. Làm thế nào để phân biệt được lãng mạn và lãng mạng?
Để phân biệt được lãng mạn với lãng mạng và không mắc lại sai lầm này về sau, tôi sẽ gợi ý cho bạn một cách rất hữu ích. Ở phần này, tôi sẽ điểm qua những từ thường được ghép chung với “mạng” và “mạn” để các bạn có cái nhìn cụ thể hơn.
Những từ thường đi đôi với “mạng”: mạng nhện, sinh mạng, cứu mạng, cách mạng, mạng điện,…
Ví dụ: Để đền ơn cứu mạng của chú lái đò, hằng năm, cứ đến ngày giỗ của chú, cô gái ấy lại đến thắp nhang và gửi tiền lo cho các con nhỏ.
Những từ thường đi đôi với “mạn”: tản mạn, mạn địa ( hán nôm: lát nền đất), mạn biển, mạn thuyền,…
Ví dụ: Bên mạn thuyền, vị khách vừa tát nước vừa ngân nga câu hát giữa dòng sông xanh biếc.
Mẹo ghi nhớ để phân biệt lãng mạn là từ đúng:
Bạn hãy tưởng tượng, từ “mạng” liên quan gi gì đó tới “sinh mạng”, “mạng lưới” nên nó không phù hợp với từ diễn tả cảm xúc tinh tế của con người. Vì thế, lãng mạng không thể nào là từ đúng được. Vậy thì chỉ có từ Lãng Mạn là từ chuẩn thôi.
Một cách loại trừ bằng phương pháp tượng hình để giúp não bạn nhớ được từ Lãng Mạn là từ đúng chính tả rất hữu ích phải không?
IV. Kết luận.
Thật không quá khó để phân biệt đâu là từ đúng chính tả giữa lãng mạn (từ đúng) và lãng mạng (từ sai) đúng không nào? Chỉ cần cố gắng sửa cách phát âm, hiểu rõ nghĩa của từ và nhớ một vài ví dụ cụ thể thì bạn chắc chắn sẽ không còn gặp trở ngại nữa.
Để xem thêm nhiều bài viết hay về chủ đề này, các bạn hãy thường xuyên truy cập tại đây nhé. Chúc các bạn là một người luôn tinh tế trong việc sử dụng đúng chính tả và ngữ pháp.