Bảng chữ cái tiếng việt của chúng ta có 29 chữ cái, kết hợp với nhau tạo thành hơn 36000 từ ngữ thông dụng. Chính vì sự đa dạng và phong phú này mà có rất nhiều từ khiến không ít người mắc sai lầm ngớ ngẩn.
Nói Suông và Nói Suôn là một trong những sai lầm phổ biến mà nhiều người Việt bản địa mắc phải. Vậy Nói Suôn hay Nói Suông là đúng chính tả?
Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích để chọn đáp án chính xác nhất nhé!
I. Nói suông và Nói Suôn, từ nào đúng chính tả?
Nói suông chính là đáp án chính xác nhất trong trường hợp này.
Thật khó để nhận biết được đâu là từ chính xác và có ý nghĩa giữa nói suông và nói suôn đúng không? Nếu chỉ nhìn thoáng qua thì cả hai từ này đều có cách viết, cách đọc rất giống nhau và dễ gây ra sự nhầm lẫn không đáng có. Tuy nhiên, giờ bạn đã biết được đâu là từ đúng rồi đó.
Hãy đọc tiếp để hiểu hơn về ý nghĩa của từ này và tìm hiểu nguyên nhân và cách phân biệt những từ SAI kiểu gì nhé!
1. Nói suông là gì?
“Nói suông là chỉ hành động nói mà không làm, phô trương nhưng không có chất lượng.”
Nói suông là một động từ được ghép từ hai từ có nghĩa với nhau. Phân tích nó thành các từ đơn để hiểu rõ hơn ta được:
- Nói (động từ) là một hành động phát ra tiếng bằng miệng một cách tự nhiên về những chủ đề trong cuộc sống.
- Suông (tính từ) chỉ tính chất của một việc làm, một sự vật hay hiện tượng bị thiếu mất thứ quan trọng nhất. Do đó gây nên sự nhàm chán, thậm chí là vô nghĩa.
Ví dụ 1: Anh ấy hứa sẽ giúp tôi ôn lại toàn bộ kiến thức mà tôi đã bị hỏng ở môn hóa. Nhưng hóa ra, đấy chỉ là lời nói suông.
→ Câu này có nghĩa là: Anh ấy đã hứa sẽ chỉ tôi học lại môn hóa nhưng anh chỉ nói mà không làm.
2. Nói suôn là gì?
Nói suôn là một từ sai và không có ý nghĩa.
Chúng ta hãy cùng phân tích để chắc chắn rằng nói suôn là từ chưa chính xác nhé.
- Nói (động từ) là một hành động phát ra tiếng bằng miệng một cách tự nhiên về những chủ đề trong cuộc sống.
- Suôn (tính từ) dùng để chỉ tính thẳng dài, trơn tru không bị gập ghềnh hay khập khiễng.
Nếu ghép hai từ “nói” và “suôn” lại với nhau, ta hoàn toàn nhận lại một từ không có nghĩa.
II. Nguyên nhân dẫn đến lỗi sai giữa Nói Suông và Nói Suôn là gì?
Sau khi xem xét, tôi nhận ra có hai nguyên nhân chính khiến cho hầu hết mọi người đều mắc lỗi ở hai từ này.
Đầu tiên, rất nhiều người, kể cả tôi đều rất khó phân biệt cách đọc khác nhau giữa hai vần “uông” và “uôn”. Đa số đều đọc chúng rất giống nhau nên việc nhầm lẫn nói suông và nói suôn rất dễ xảy ra.
Thứ hai, trong quá trình học ngôn ngữ, mọi người đều không mấy chú ý đến nghĩa tường tận cũng từng từ. Vì vậy mới có việc ghép từ thành những cụm từ không có nghĩa.
III. Làm cách nào để tránh việc nhầm lẫn Nói Suông và Nói Suôn?
Ở phần này, tôi sẽ bật mí cho các bạn những từ thường đi đôi với “suông” và “suôn”. Để bạn có thể dễ dàng phân biệt chúng trong mọi trường hợp. Đây được xem là cách hay nhất để tránh mắc những lỗi sai chính tả này.
+ Những từ thường ghép với “suôn”: suôn dài, suôn mượt, suôn sẻ, cây suôn,…
Ví dụ 1: Cô gái ấy có một mái tóc vừa đen bóng vừa suôn mượt.
Ví dụ 2: Mong rằng, cậu ấy sẽ làm bài thi một cách suôn sẻ.
+ Những từ thường ghép với “suông”: lý thuyết suông, hứa suông, khẩu hiệu suông, sáng trăng suông,…
Ví dụ 1: Vị “giáo sư” đó chỉ được cái lý thuyết suông.
Ví dụ 2: Cuối tuần nào, ba nó cũng chỉ hứa suông việc dẫn nó đi công viên nước.
Vậy là giờ đây bạn đã sở hữu được thêm một vốn từ kha khá hơn về những từ ghép với Suôn và Suông rồi phải không nào?
Xem thêm:
IV. Kết luận
Thật không quá khó để phân biệt được nói suông (từ đúng) và nói suôn (từ sai) đúng không nào? Chỉ cần một chút tỉ mỉ trong việc hiểu rõ nghĩa của từ thì chắc chắn rằng bạn sẽ không còn mắc phải lỗi sai ngớ ngẩn này nữa. Trong mỗi cuộc trò chuyện, học tập hay làm việc, việc đúng chính tả sẽ giúp bạn trông trở nên chuyên nghiệp hơn.
Hãy luôn truy cập AntiMatter.vn để xem thêm nhiều bài viết hay hơn nữa về chủ đề Ngôn từ và Sống tốt bạn nhé. Tôi rất vui vì mỗi ngày đều được cung cấp kiến thức hay cho bạn.