Chân Trọng hay Trân Trọng mới là từ đúng trong Tiếng Việt? Điều gì khiến chúng ta nhầm lẫn? Tìm hiểu qua phân tích và các ví dụ trong bài.
Người Việt ta có câu “Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Câu nói này chứng minh cho chúng ta thấy được sự muôn hình, muôn vẻ của Tiếng Việt.
Từ những âm, những vần rồi đến ngữ nghĩa đã làm tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ đa dạng, phong phú nhưng cũng gây cho chúng ta không ít khó khăn về việc sử dụng đúng chính tả.
Liệu bạn có tự tin nói rằng mình am hiểu tiếng Việt và chưa sai chính tả bao giờ? Trân trọng và chân trọng, bạn sẽ lựa chọn sử dụng từ nào?
Để chắc chắn rằng sự lựa chọn của bạn là đúng. Thì hãy cùng mình tìm hiểu cặp từ này qua những phân tích và ví dụ trong bài viết dưới này nhé!
I. Trân Trọng hay Chân Trọng. Từ nào đúng, từ nào sai.
Trân trọng hay Chân trọng đúng? Thoạt nhìn chắc hẳn bạn sẽ cho rằng từ “chân trọng”? Song đáp án lại hoàn toàn khác!
Từ đúng chính tả đó chính là từ Trân Trọng
1. Trân trọng là gì?
“Trân trọng là động từ mang ý nghĩa chỉ sự coi trọng và quý mến về một đối tượng nào đó.”
- Trân: Ý chỉ sự ngây ra, không có một phản ứng gì cả.
Trong trường hợp của bài viết, từ Trân diễn tả sự nghiêm chỉnh, không có một chút hành động dư thừa gì cả. Giống như những chiến sĩ quân đội, họ đứng rất trang nghiêm. Ở đây, từ Trân nói về thái độ coi trọng rất cao.
- Trọng: được cho là có ý nghĩa, tác dụng lớn, cần phải chú ý và đánh giá cao.
Bạn có thể hiểu ý nghĩa của từ “Trọng” như trong một số từ: Trọng danh dự, trọng tình trọng nghĩa, tôn trọng, quý trọng.
→ Dễ thấy, khi hai từ đơn này đứng cạnh nhau và tạo thành một từ ghép thì nó biểu thị một động từ có ý nghĩa: Thể hiện một hành động coi trọng rất cao. Được chú ý và giữ gìn.
Một vài ví dụ:
- Tôi rất trân trọng thành quả do bản thân mình làm ra.
- Những kiều bào xa quê đều rất trân trọng tình cảm của đồng bào.
- Tôi xin gửi lời chào trân trọng tới toàn thể anh chị em trong công ty.
2. Chân trọng là gì?
“Chân trọng là một từ SAI. Khi ghép từ Chân và Trọng với nhau ta hoàn toàn không tìm được nghĩa của nó và tất nhiên chân trọng cũng không có trong từ điển Tiếng Việt.”
- Chân là một danh từ chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng. Hay để chỉ bộ phận của một số đồ vật có tác dụng nâng, đỡ .
Ví dụ: Nước đến chân mới nhảy, nhảy chân sáo, chân giường, chân đèn.
Chân còn là tính từ biểu hiện tính chất sự vật, có nghĩa là đúng với hiện thực.
Ví dụ: Đi tìm cái chân, thiện, mỹ, chân lý, chân ái, chân thật.
II. Vì sao chúng ta lại nhầm lẫn “Trân trọng” và “Chân trọng”
Thứ nhất, khi giao tiếp ở một số địa phương thường phát âm âm “tr” và âm “ch” không khác nhau là mấy. Vì thế dẫn đến xảy ra tình trạng nhầm lẫn giữa hai âm với nhau.
Thứ hai, do chúng ta chưa hiểu rõ nghĩa của từ. Từ đó chưa thể dùng từ một cách chính xác.
Thứ ba, có thể chúng ta chưa nhận ra được sự quan trọng của việc viết đúng chính tả. Thử nghĩ nếu chúng ta viết sai chính tả trong một bài báo hay một bài văn, thật xấu hổ phải không nào?
Có thể bạn muốn tham khảo thêm:
III. Một số ví dụ và một số lưu ý để giúp hạn chế sai sót không đáng có.
Để tránh những sai sót không đáng có, chúng ta cần phải khắc phục lỗi phát âm bằng cách đọc nhiều hơn vì dấu hiêu nhận biết giữa “tr” và “ch” là tương đối dễ.
Thứ hai, chúng ta cần viết nhiều hơn, sử dụng từ ngữ này ngay trong đời sống thường ngày và để ý đến việc sử dụng nó. Bởi lẽ thuật ngữ này được sử dụng rất nhiều trong các bài phát biểu, giới thiệu, bài viết và thiệp mời. Và thường được dùng để biểu hiện sự tôn trọng, thành kính, hay được dùng trong những lời cảm ơn, tri ân.
Thứ ba, chúng ta có thể phân biệt giữa “trân trọng” và “chân trọng” qua từ “Trân”. Từ trân nghĩa cơ bản của nó đã là sự xem trọng, tôn trọng, nâng niu, và mang tính quý giá.
Do đó chúng ta có thể quả quyết rằng “Trân trọng” chính là từ đúng và mang nghĩa cao quý, quý giá… Đó là một số cách cũng như mẹo nhỏ giúp chúng ta sử dụng đúng cặp từ này hơn.
Dưới đây là một số ví dụ để giúp bạn nắm rõ hơn về cách sử dụng từ “trân trọng”.
Ví dụ 1: Chúng tôi xin trân trọng đón tiếp quý gia đình.
Ví dụ 2: Xin trân trọng cảm ơn.
Ví dụ 3: Hãy trân trọng những gì mà chúng ta có ở hiện tại.
IV. Kết luận
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu và chắc chắn rằng “trân trọng” là từ đúng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng hiểu rõ hơn về nghĩa của từ “trân trọng” cũng như cách dùng từ như thế nào.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn tránh được những lỗi sai không đáng khi dùng từ. Hãy theo dõi tại AntiMatter.vn để biết thêm nhiều bài hay nhé!