Tựu Chung hay Tựu Trung mới là từ đúng trong Tiếng Việt? Bạn đăng băn khoăn và không biết đâu là từ chính xác? Bài viết giải thích chi tiết.
Bạn thân mến,
Cái hay của Tiếng Việt chúng ta chính là việc sở hữu rất đa dạng các từ có cách phát âm gần giống nhau nhưng ngữ nghĩa của chúng lại khác nhau hoàn toàn!
Rất nhiều người bạn nước ngoài của mình đã phải thốt lên khi họ muốn học tiếng Việt nhưng đã phải phát điên và thốt lên rằng: “Tiếng Việt quá rắc rối!”
Đơn cử như việc nhầm lẫn chính tả giữa Tựu Trung và Tựu Chung. Phát âm thì nghe gần như chẳng có gì khác nhau cả (Vì trọng âm TR và CH thì nhiều vùng vẫn phát âm không khác nhau). Nhưng lại chỉ có một từ đúng mà thôi.
Và mình đã nói với các bạn nước ngoài của mình rằng: “Không phải chỉ mình người nước ngoài các bạn bị nhầm lẫn như vậy thôi đâu. Mà chính tôi – Người Việt chính gốc – còn nhầm lẫn cho tới tận khi tôi được các bạn hỏi nữa là!! kkk… ^^”
Và đó chính là một chủ đề nóng bỏng, nó cũng gây ra thật nhiều tiếng cười thú vị trong ngôn ngữ của chúng ta. Đó là người dân Việt rất hay nhầm lẫn chính tả.!
Quay trở lại chủ đề chính của bài viết. Vậy thì mình đố bạn: “TỰU TRUNG” hay TỰU CHUNG mới là từ đúng trong Tiếng Việt của chúng ta?” 😀
Nếu bạn cũng đang băn khoăn về cách dùng giống như mình cách đây mấy hôm trước thì mời bạn tìm kiếm đáp án trong bài viết này nhé!
TỰU TRUNG hay TỰU CHUNG là đúng?
Đáp án: TỰU TRUNG là từ đúng chính tả Tiếng Việt.
Nó được định nghĩa rõ ràng trong từ điển Tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên, xuất bản năm 1988. Bạn có thể tìm đọc thêm tư liệu về quyển sách này tại đây)
TỰU TRUNG là gì?
“Tựu Trung là kết từ từ biểu thị điều sắp nêu ra là ý chính, điểm chung nhất trong số những điều vừa nói hoặc đề cập tới trước đó.”
Ví dụ:
- Các bạn có thể làm việc thoải mái về thời gian nhưng tựu trung là phải đạt được chỉ tiêu KPIs của công ty vào cuối quý là được.
- Buổi chào cờ đầu tuần này, thầy hiệu trưởng đã căn dặn rất nhiều, tựu trung là trong tuần này các lớp phải hoàn thành nộp học phí và không đi học muộn.
Vì sao TỰU CHUNG không đúng?
Trong Tiếng Việt chúng ta, từ Chung không đứng một mình. Nó thường được dùng để ghép với các từ khác để tạo thành từ ghép diễn tả về:
- Điểm cuối cùng, kết thúc (ví dụ: chung kết, chung cuộc,…).
- Thể hiện tính chất thuộc về nhóm đội (ví dụ: chung cư, chung nhóm, chung chạ, chung chăn gối,..)
Nguyên nhân và cách giúp bạn không nhầm lẫn chính tả?
Như bạn thấy, nguyên nhân căn bản gây ra tình trạng nhầm lẫn giữa Tựu Trung và Tựu Chung đó là do phát âm sai và tiếp xúc với môi trường chữ viết toàn những người viết sai chính tả nên bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn.
Từ nguyên nhân ở trên suy ra chúng ta có được một số mẹo giúp bạn tiến bộ hơn trong việc khắc phục lỗi chính tả là:
- Hãy học cách phát âm chuẩn. Đặc biệt là những âm ghép dễ gây nhầm lẫn như: TR-CH, GI-D-R, X-S.
- Dừng lại tra cứu từ đúng là gì mỗi khi bạn phân vân. Những trường hợp có thể khiến bạn phân vân như: Phát âm na ná do thói quen địa phương ta sinh ra, lẫn lộn giữa TR-CH, GI-D-R, X-S.
- Hạn chế đọc tin vịt, tài liệu vỉa hè trên Facebook. Thay vào đó, bạn hãy đọc những thông tin đó trên các báo lớn, những blog kiến thức hoặc trong sách được xuất bản bởi các nhà xuất bản uy tín (nxb Kim Đồng, nxb Trẻ..)
Có thể bạn sẽ thích tìm hiểu:
- Từ láy và Từ ghép là gì?
- Tập Trung hay Tập Chung?
- Dỗi dãi hay Rỗi rãi?
- Dãn cách hay Giãn Cách là đúng?
Kết luận
Như vậy, qua bài viết này bạn và mình đã lại cùng có thêm một kiến thức mới về chính tả. Chúng ta đã phân biệt được từ Tựu Trung là từ đúng và biết rằng vì sao mà Tựu Chung lại là cách dùng SAI trong tiếng Việt.
Từ nhiều lần học và sử dụng rồi rút ra kinh nghiệm. Mình tin tưởng một ngày không xa bạn sẽ là một người sử dụng “thành thạo” ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta. Và từ đó, bạn sẽ phát huy được hết những tri thức – thứ sức mạnh ẩn chứa bên trong những ngôn từ tưởng chừng như giản dị đó!
Một lần nữa xin cảm ơn bạn đã ghé thăm và kiên nhẫn đọc bài. Chúc bạn cùng người thân mạnh khỏe và luôn học tập kiến thức với niềm vui thích to lớn! Thân ái!