Facebook Twitter Instagram
    Antimater.vn – Tri Thức Giải Quyết Mọi Vấn Đề Cuộc Sống!Antimater.vn – Tri Thức Giải Quyết Mọi Vấn Đề Cuộc Sống!
    • Tranh vẽ
    • Hình ảnh đẹp
      • Hình nền đẹp
      • Ảnh gái xinh
      • Ảnh Anime
    • Là Gì
    • Trending
    • Giới Thiệu
      • Khởi Nguồn Sáng Tạo VN
      • Chính sách bảo mật
      • Liên Hệ
    • Kiến thức
      • Làm Đẹp
      • Nội Thất – Kiến Trúc
      • Công Nghệ
      • Tài Chính
      • Phong Thủy
    Antimater.vn – Tri Thức Giải Quyết Mọi Vấn Đề Cuộc Sống!Antimater.vn – Tri Thức Giải Quyết Mọi Vấn Đề Cuộc Sống!
    Home»Là Gì»Dân Dã hay Dân Giã là đúng? Cần hiểu chính xác Tiếng Việt
    Là Gì

    Dân Dã hay Dân Giã là đúng? Cần hiểu chính xác Tiếng Việt

    By Kính cận17/12/2022Updated:17/12/2022Không có phản hồi5 Mins Read
    dân dã hay dân giã
    dân dã hay dân giã
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Dân Giã hay Dân Dã là từ đúng chính tả Tiếng Việt? Là từ láy hay từ ghép? Cách dùng của Dã và Giã là gì? Mời bạn tìm hiểu qua bài viết này.

    Ngôn ngữ Tiếng Việt ta phong phú đa dạng các từ để biểu thị ý nghĩa của giao tiếp và sự vật sự việc. Việc học hiểu ngôn từ một cách chú tâm sẽ giúp bạn tìm hiểu thế giới này một cách nhanh chóng và mạch lạc.

    Một trong số những từ ngữ khiến nhiều người nhầm lẫn đó là: Dân Dã hay Dân Giã mới là từ đúng trong Tiếng Việt?

    Bài viết này, AntiMatter.vn sẽ đưa ra câu trả lời xác đáng cùng các ví dụ để bạn dễ dàng ghi nhớ từ đúng trong đó. Mời bạn theo dõi!

    dân dã hay dân giã
    dân dã hay dân giã

    Dân Dã hay Dân Giã là từ đúng trong Tiếng Việt?

    → Đáp án: Dân Dã là từ đúng trong tiếng Việt.

    Nếu một ngày bạn muốn được tuyển làm phóng viên, tác giả của những bài viết đại chúng trên các tờ báo hoặc tạp chí nào đó thì bạn hãy nhớ học cách viết từ đúng chính tả Tiếng Việt trước nhé! Bạn sẽ không thể nào thi đỗ nếu viết nhầm từ Dân Dã thành Dân Giã đâu nha!

    Dân Dã là gì?

    “Dân Dã thường được hiểu với ý nghĩa của tính từ để chỉ sự chất phác, mộc mạc, giản dị như những người dân nơi thôn quê.”

    Ví dụ:

    • Ông ấy là chủ tích tập đoàn mà có lối sống dân dã như người thôn quê chúng ta vậy.
    • Tôi thích nhất là những món ăn dân dã.

    Chú ý: Ngoài ra, Dân dã cũng có thể dùng như danh từ để chỉ người dân thôn quê, nhưng không phổ biến và ít được dùng theo nghĩa này.

    Dân Dã là từ láy hay từ ghép?

    → Đáp án: Dân dã là từ ghép.

    → Lý do: Cả 2 tiếng ghép thành nó “Dân” và “Dã” đều có nghĩa và độc lập. Khi ghép chúng lại thì lại tạo thành một từ ghép có nghĩa mới hoàn chỉnh hơn (người dân sống ở vùng nông thôn).

    • Dân: chỉ con người sống tại một khu vực địa lý hành chính xác định.
    • Dã: chỉ trạng thái nguyên sơ, nguyên thủy ban đầu. Hoặc hiểu theo nghĩa động từ là chỉ sự làm giảm tác dụng có hại đã hấp thu vào cơ thể. H

    Trong khi đó, Từ láy thì ngoài việc âm vần trong cách phát âm. Nó còn có một đặc điểm đó là chỉ có 1 tiếng trong từ láy đó hoặc không có tiếng nào trong đó có nghĩa.

    Tham khảo thêm:

    • Từ láy là gì? Từ ghép là gì?
    • Sa hoa hay Xa hoa là từ đúng?
    • Điểm xuyến hay Điểm xuyết?
    • Hình nền quê hương Việt Nam

    Giã hay Dã? Khi nào dùng?

    Chúng ta dễ dàng phân tích nghĩa của Giã và Dã trước khi đi đến kết luận:

    Giã là gì? dùng khi nào?

    • Giã (động từ) có thể hiểu là hành động nện mạnh liên tiếp để đập nát một thứ gì đó.
    • Giã (danh từ) là chỉ túi lưới đánh bắt hải sản của ngư dân.

    Do đó, từ Giã thường dùng trong các trường hợp như: giã từ, giã biệt, giã đám, gạo giã, giã gạo, giã bột, giã cua, giã giò, kéo giã, thuyền giã, súng đạn giã liên hồi,…

    Dã là gì? khi nào dùng?

    • Dã là động từ chỉ sự làm giảm tác dụng có hại đã hấp thu vào cơ thể. Nó có thể được hiểu là làm cái gì đó trở lại nguyên sơ ban đầu.

    Do đó, ta thấy từ Dã sẽ được dùng trong các trường hợp như: Dã rượu, dã ngoại, dã tràng, dã chiến, dã man, dã thú, dân dã, hoang dã…

    Ngoài ra, ta còn thấy Dã được dùng trong từ Dã Tượng. Thực ra, đây là danh từ riêng, tên của một vị tướng dưới trướng của Trần Hưng Đạo nước ta.

    Lời kết

    Vậy là AnhdepHD_vn đã cùng bạn khám phá ra từ đúng chính tả giữa Dân Dã (đúng) và Dân Giã (sai) cũng như giúp bạn phân biệt Dân Dã là từ ghép chứ không phải từ láy. Bạn cũng có thể tìm hiểu ý nghĩa của Dã và Giã và cách dùng của chúng trong nhiều trường hợp khác nhau của ngôn ngữ Tiếng Việt ta.

    AnhdepHD tin rằng bạn sẽ hiểu cụ thể và nhớ lâu hơn các trường hợp lỗi chính tả bằng cách học phân tích từ tương tự. Đặc biệt là sau khi bạn đã đọc kỹ bài viết này cũng như nhiều bài viết khác trong chuyên mục Chính Tả Tiếng Việt của website.

    Chúc bạn học tập thành công và cuộc sống vui vẻ! Thân ái!

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn WhatsApp Reddit Tumblr Email
    Kính cận

    Related Posts

    Chia Sẻ hay Chia Xẻ? Từ Nào Đúng? Phân Biệt Ngay!!!

    20/12/2022

    Dùm hay Giùm? Phân Biệt ‘d’ và ‘gi’ – Cách dùng đúng chuẩn

    20/12/2022

    Sung hay Xung? Khi nào dùng từ nào? Bổ sung hay Bổ xung?

    14/04/2022

    Comments are closed.

    Mới nhất

    22+ Hình Nền Đèn Đường Ban Đêm Đẹp, Buồn, Cực Chill

    31/03/2023

    Vẽ Tranh Tự Hào Là Công Dân Việt Nam Đẹp BẾT XÊ LẾT

    31/03/2023

    Vẽ Tranh Báo Tường Đẹp, Đơn Giản, Bùng Nổ Sáng Tạo

    30/03/2023

    Tranh Vẽ 30/4- Mừng Ngày Thống Nhất Đất Nước Đẹp, Ý Nghĩa

    30/03/2023

    Hình Ảnh Katakuri, Hình Nền Katakuri Đẹp Nét, Ngầu Vô Cực

    29/03/2023

    Tổng Quan Về Thì Quá Khứ Đơn Trong Tiếng Anh Cực Chuẩn

    28/03/2023

    Tất Tần Tật Về Thì Hiện Tại Đơn Trong Tiếng Anh Bạn Nên Biết

    28/03/2023
    Facebook Twitter Instagram Pinterest
    © 2023 Antimater.vn

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.