Yếu Điểm và Điểm Yếu hiểu như thế nào là đúng? Hãy đọc những phân tích cùng ví dụ trong bài để giúp bạn sáng tỏ. Và cách để tránh nhầm lẫn.
Bạn đã từng đặt ra câu hỏi rằng giữa Yếu Điểm và Điểm Yếu khác nhau như thế nào không?
Từ ngữ tiếng việt của chúng ta quả thật đa dạng và phong phú. Và nhiều khi những từ “ná ná” kiểu này mới thực sự là vấn đề làm “mệt óc” của nhiều người!
Ngay như trong trường hợp của Điểm Yếu – Yếu Điểm cũng đủ để bạn cảm nhận được mức độ “khù khoằm” và phức tạp khó chơi của Tiếng Việt chúng ta rồi phải không ạ?
Tôi có thể cam đoan với bạn rằng khả năng nhầm lẫn nghĩa của hai từ này cực kì cao!
Vậy làm thế nào để chúng ta phân biệt và tránh hiểu lầm nó? Bài viết ngày hôm nay, tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu thật kỹ vấn đề này.
Bắt đầu thôi nào!
I. Yếu Điểm và Điểm Yếu có phải là những từ sai chính tả?
Hoàn toàn ngược lại.!
Yếu điểm và Điểm yếu là hai từ hoàn toàn đúng chính tả. Tuy nhiên, giữa chúng có sự khác biệt nhau về nghĩa và được sử dụng trong những hoàn cảnh khác. Chỉ cần đổi vị trí của hai từ “yếu” và “điểm” ta đã được hai từ mới với ý nghĩa trái ngược nhau.
1. Yếu điểm là gì?
“Yếu điểm là một danh từ dùng để chỉ những sự vật, hiện tượng có yếu tố quan trọng, cần kíp.”
- Yếu trong yếu điểm có nghĩa chỉ những điểm quan trọng, những việc cần thiết nhất.
Ví dụ 1: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Điện Biên Phủ chính là vị trí yếu điểm của đất nước ta.
=> Câu này có nghĩa là: Điện Biên Phủ là nơi trọng điểm của quân và dân ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Ví dụ 2: Lập dàn ý chính là yếu điểm của một bài văn hoàn chỉnh.
=> Câu này có nghĩa là: Một bài văn hoàn chỉnh thì lập dàn ý chính là bước quan trọng nhất.
2. Điểm yếu là gì?
“Điểm yếu (danh từ) dùng để chỉ những điểm, hay sự vật, hiện tượng dễ bị tổn thương, nhỏ nhắn, yếu ớt, không quan trọng lắm. Ngoài ra, nó còn chỉ những mặt không tốt, không giỏi và còn bị hạn chế.”
Mặc dù cùng có sự xuất hiện của từ “yếu” nhưng đứng ở vị trí đằng sau như trường hợp này, “yếu” lại mang một ý nghĩa khác.
Ví dụ 1: Phán đoán chậm chính là điểm yếu của cậu học trò nhút nhát kia.
=> Câu này có nghĩa là: Bạn học sinh nam nhút nhát không giỏi trong việc phán đoán sự việc nào đó.
Ví dụ 2: Để đậu vào tập đoàn đa quốc gia, cô ấy đã nỗ lực để khắc phục những điểm yếu của mình.
=> Câu này có nghĩa là: Cô gái đã cố gắng khắc phục những điểm không tốt của bản thân để có thể trúng tuyển vào tập đoàn đa quốc gia.
II. Nguyên nhân nhầm lẫn giữa Điểm Yếu và Yếu Điểm?
Đầu tiên, điểm yếu và yếu điểm khá giống nhau về mặt hình thức. Chỉ đảo vị trí cho nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn giữa hai từ này.
Nguyên nhân thứ hai, rất nhiều người không biết rằng nghĩa của từ “yếu” sẽ khác nhau khi đặt ở những vị trí khác nhau. Chính vì vậy đã dẫn đến những lỗi sai rất ngớ ngẩn này.
III. Làm cách nào để phân biệt giữa Yếu Điểm và Điểm Yếu?
Cách làm phổ thông và cơ bản nhất
Bạn hãy thường xuyên đặt câu với hai từ này để tạo cho bản thân thói quen. Nhờ vậy sẽ giúp bạn nhớ kỹ hơn nghĩa chính xác của yếu điểm và điểm yếu.
+ Những từ thường được ghép với “yếu” đồng nghĩa với yếu điểm: hiểm yếu, tất yếu, chủ yếu, trọng yếu, yếu lược, yếu lĩnh, thiết yếu, nhu yếu phẩm…
Ví dụ: Trong mùa dịch này, chúng ta chỉ được phép ra đường để mua những đồ dùng thiết yếu như: thức ăn, nước uống,…
+ Những từ thường đi đôi với “yếu” đồng nghĩa với điểm yếu: yếu kém, yếu thế,…
Ví dụ: Ngày này, trong các vị trí quan trọng, phụ nữ không còn là những người yếu thế nữa.
Mẹo ghi nhớ và phân biệt 2 từ “Điểm yếu” và “Yếu điểm”:
Phương pháp chúng ta sử dụng là – Tưởng tượng hình ảnh:
- Tưởng tượng về “Điểm yếu” – là một người có khuyết điểm gì gì đó trên người.
- Tưởng tượng về “Yếu điểm”: Một vị trí địa lí, một lô cốt/pháo đài tụ tập của quân đội.
Thật là đơn giản phải không ạ? Sức tưởng tượng hình ảnh của chúng ta là rất lớn. Và nó có thể giúp chúng ta ghi nhớ và phân biệt rất tốt các khái niệm có phần “tượng hình” như thế này đấy.
Có thể bạn muốn tham khảo thêm:
- Bạc mạng hay Bạt mạng là đúng chính tả?
- Tập Chung và Tập Trung là gì?
- Lãng mạng hay Lãng mạn?
- Se sua hay Xe xua?
IV. Lời kết
Thật không khó để phân biệt yếu điểm và điểm yếu trong mọi tình huống đúng không nào? Bài viết này, tôi đã đưa ra cho bạn hai cách rất phổ biến để dễ dàng hơn trong việc xác định từ phù hợp trong những bối cảnh khác nhau.
Việc hiểu rõ và áp dụng đúng nghĩa của từng từ sẽ giúp bạn trở nên linh hoạt và chuyên nghiệp hơn trong học tập, công việc.
Bạn hãy thường xuyên truy cập vào AntiMatter.vn đề đón chờ thêm nhiều những bài viết hay hơn nữa nhé. Chúc bạn thành công hơn trong những buổi giao tiếp với bạn bè, đối tác và đồng nghiệp.